Quảng Nam: Tài xế tử vong trong vụ tai nạn giữa xe khách và xe tải
Từ ngày 1.3 - 6.3, Công an TP.HCM (258 Trần Hưng Đạo, P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1) tiếp nhận 2.777 hồ sơ người dân yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp. Trong đó có 609 hồ sơ nộp trực tiếp, nộp trực tuyến qua VNeID hơn 2.130, nộp qua dịch vụ công là 37 hồ sơ. Hiện, đã trả kết quả cho gần 500 người dân thành phố.Quá trình tiếp nhận hồ sơ về lý lịch tư pháp, Công an TP.HCM thực hiện đúng quy trình, thông suốt, tiện ích cho người dân. Theo cơ quan này, việc cấp phiếu lý lịch tư pháp thông qua ứng dụng VNeID đã giúp người dân không phải tốn thời gian đi lại, chỉ cần ở nhà thao tác trên điện thoại khoảng 5 phút là xong.Đặc biệt, Công an TP.HCM lưu ý, người dân khi khai báo thành phần hồ sơ trên VNeID cần kê khai thông tin phải đầy đủ, chính xác theo giấy tờ tùy thân. Trường hợp khai hộ phải có giấy ủy quyền và chứng thực của cơ quan có thẩm quyền. Hình ảnh hồ sơ cung cấp cần đủ theo yêu cầu, rõ nét và phải được chụp ngay hình, thẳng góc, không có hình ảnh nội dung thừa.Ví dụ: khai hộ cần phải có giấy xác thực được ủy quyền, chứng minh nhân thân phải có CCCD còn thời hạn… Sau khi hoàn tất thủ tục phải kiểm tra, đối chiếu kỹ giữa thông tin khai báo và giấy tờ tùy thân rồi mới hoàn tất thao tác.Để thực hiện các thủ tục trực tuyến đòi hỏi người dân bắt buộc phải có tài khoản ngân hàng trực tuyến để thanh toán."Nếu người dân quên thanh toán tiền, thì yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp sẽ không hoàn thành. Trường hợp người dân đã thanh toán trực tuyến rồi, mà do hồ sơ bị lỗi, hoặc trục trặc, ngân hàng sẽ tự động trả tiền về mà không lo bị mất tiền", Công an TP.HCM thông tin.Từ tháng 11.2024 đến nay, TP.HCM thực hiện thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID đối với người dân có tài khoản định danh điện tử mức độ 2. Nếu ai chưa có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 thì tới công an phường cập nhật thông tin.Khi làm trên VNeID, phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử (được ký số bởi người có thẩm quyền) có giá trị pháp lý như bản giấy. Ngoài bản điện tử được cấp trên VNeID, nếu có nhu cầu, người dân có thể chọn nhận thêm bản giấy.Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người. Việc thanh toán phí trực tuyến và nhận kết quả là phiếu lý lịch tư pháp điện tử trên ứng dụng VNeID được ký số đảm bảo đúng quy định của luật Giao dịch điện tử. Phiếu điện tử có thể sử dụng nhiều lần, nộp ở nhiều doanh nghiệp khác nhau, người dân không phải mất phí đề nghị cấp thêm bản giấy.Khi nộp hồ sơ qua VNeID, để tránh thời gian chờ đợi, đối với trường hợp có ủy quyền, người dân chỉ cần đính kèm các giấy tờ liên quan (như CMND, hoặc CCCD, hoặc hộ chiếu…) của người được ủy quyền và văn bản ủy quyền, hoặc giấy tờ chứng minh mối quan hệ theo quy định.Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ (gồm cha mẹ đẻ, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ) là 100.000 đồng/lần/người.Trường hợp người được cấp phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 2 phiếu trong một lần yêu cầu, thì kể từ phiếu thứ 3 trở đi, cơ quan cấp thu thêm 5.000 đồng/phiếu.Những người được miễn phí gồm: trẻ em; người cao tuổi; người khuyết tật; người thuộc hộ nghèo; người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của pháp luật.Trước đó, công việc cấp phiếu lý lịch tư pháp thuộc thẩm quyền của Sở Tư pháp TP.HCM. Tuy nhiên, để thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, bắt đầu từ 1.3, công việc này được chuyển giao cho Công an TP.HCM. Vì vậy, người dân nào đã nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp trước đó mà chưa nhận kết quả, sẽ nhận tại Công an TP.HCM.Tía má tui trong hồi ức thuở thiếu thời
Bác sĩ Lê Nhất Duy (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3) cho biết, thời tiết nắng nóng khiến cơ thể mất nước nhanh chóng, dễ gây ra tình trạng mệt mỏi, hoa mắt, thậm chí nguy cơ sốc nhiệt. Nhiều người có thói quen uống nước chỉ khi cảm thấy khát, nhưng đây không phải là cách bổ sung nước hợp lý. Vậy mỗi ngày chúng ta cần uống bao nhiêu nước để đảm bảo sức khỏe?Theo bác sĩ Duy, tùy vào độ tuổi, thể trạng và mức độ vận động, lượng nước cần thiết sẽ khác nhau. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một người trưởng thành trung bình cần khoảng 1,5 - 2,5 lít nước/ngày để duy trì hoạt động bình thường. Trẻ em cần khoảng 1 - 1,5 lít nước/ngày, trong khi những người thường xuyên vận động, làm việc ngoài trời có thể cần từ 2,5 - 3 lít nước/ngày. Ngoài ra, nhu cầu nước còn phụ thuộc vào môi trường xung quanh. Nếu thời tiết quá nóng hoặc độ ẩm cao, cơ thể sẽ mất nước qua mồ hôi nhiều hơn, đòi hỏi phải bổ sung nước thường xuyên.Không chỉ cần uống đủ lượng nước, mà cách uống cũng rất quan trọng. Để cơ thể hấp thụ nước hiệu quả, chúng ta nên uống từng ngụm nhỏ và chia đều trong ngày, tránh uống quá nhiều một lúc vì có thể gây quá tải cho thận.Bên cạnh đó, nước uống cũng cần được lựa chọn đúng. Nước lọc, nước ấm hoặc nước mát là lựa chọn tốt nhất. Việc uống nước đá quá lạnh có thể gây sốc nhiệt hoặc viêm họng. Ngoài ra, bổ sung nước qua thực phẩm như trái cây (cam, dưa hấu, dứa), rau xanh (dưa leo, cần tây) cũng là cách giúp cơ thể cấp nước tự nhiên. Đặc biệt, nên hạn chế các loại nước ngọt có gas, nước có đường vì chúng có thể làm cơ thể mất nước nhiều hơn. Nếu không uống đủ nước, cơ thể sẽ có những tín hiệu cảnh báo. Một số dấu hiệu thường gặp bao gồm mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, môi khô, da khô, nước tiểu màu vàng đậm. Khi thiếu nước nghiêm trọng, người bệnh có thể bị rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, mất tập trung và suy nhược cơ thể. Nếu gặp phải những dấu hiệu này, hãy uống nước ngay và điều chỉnh thói quen sinh hoạt để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Mất nước không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong những ngày thời tiết nắng nóng gay gắt. Vì vậy, hãy tập thói quen uống nước thường xuyên, bổ sung rau quả giàu nước, tránh các loại đồ uống không lành mạnh, quan sát các dấu hiệu của cơ thể để điều chỉnh kịp thời.Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ (Đơn vị Điều trị Ban ngày - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3) chia sẻ, chúng ta nên uống chậm và uống thành từng ngụm nhỏ để cơ thể kịp đáp ứng và dần dần đưa nước đều đến các cơ quan, giúp cho quá trình hấp thu của cơ thể được thuận lợi. Không nên uống nước quá lạnh, nước lạnh không chỉ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, mà còn gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi... Lúc cơ thể có cảm giác rất khát, mọi người thường uống nhanh một cốc nước thật đầy, đây lại là cách uống nước gây nguy hiểm cho cơ thể bởi uống nhiều nước trong một thời gian ngắn làm cho máu bị loãng, tăng gánh nặng cho tim. Không nên uống nhiều thức uống chứa caffeine vì nó có thể gây gia tăng nhiệt của cơ thể, lợi tiểu dẫn đến các tình trạng mất nước. Nên hạn chế các loại nước có cồn trong thời tiết nắng nóng vì các loại đồ uống này càng làm gia tăng tình trạng mất nước. Người có bệnh tiểu đường hạn chế dùng đồ uống có đường, người có rối loạn điện giải cần dùng nước theo chỉ định của thầy thuốc.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót
Tên gọi "Ngũ âm" xuất phát từ việc dàn nhạc sử dụng 5 nhóm âm thanh chính, tương ứng với các chất liệu tạo nên nhạc cụ: gỗ (như Roneat - đàn T'rưng Khmer); tre (như Khung thò - một loại xylophone); đồng (như cồng, chiêng); da (như trống Skor); sắt (như kèn Sralai).Dàn nhạc Ngũ âm xuất hiện nhiều trong các lễ hội chùa Khmer như Ok Om Bok, Chol Chnam Thmay; sân khấu Rô băm, múa Chằn; đám cưới, nghi lễ dân gian,… Dàn nhạc này tạo nên những âm thanh vừa hùng tráng vừa trầm bổng, làm say lòng người nghe. Đây là lần thứ 3 hội cổ động viên Trường ĐH Trà Vinh mang dàn nhạc độc đáo này đến cổ vũ, tiếp sức cho các sinh viên trường trong giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam cúp THACO.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) giải thích rằng bong võng mạc là tình trạng lớp võng mạc mỏng ở phía sau mắt trở nên lỏng lẻo.
5 đồ uống ảnh hưởng đến collagen khiến da lão hóa nhanh chóng
Ngày 16.3, HĐND TP.HCM phối hợp Đài truyền hình TP.HCM tổ chức chương trình Dân hỏi - Chính quyền trả lời tháng 3.2025, chủ đề Tinh gọn sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.Tại chương trình, cử tri Trần Thị Như Phương, thành viên hội đồng tư vấn dân chủ - pháp luật (Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM) đặt vấn đề, TP.HCM có số lượng không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy đã được chăm lo theo Nghị định 178 năm 2024 của Chính phủ và Nghị quyết 01 của HĐND TP.HCM. "Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận vẫn còn sức khoẻ, có trình độ, năng lực. Do đó, mong muốn lãnh đạo TP.HCM quan tâm, có kế hoạch hỗ trợ, giúp đỡ, giới thiệu việc làm mới để người lao động tiếp tục làm việc, được cống hiến cho sự phát triển của thành phố", bà Phương nêu ý kiến.Trả lời cử tri, ông Nguyễn Bắc Nam, Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM, cho biết: "Hiện sở đã tham mưu UBND TP.HCM tiếp tục thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến Nghị quyết 178 của Chính phủ cũng như Nghị quyết 01 của HĐND TP.HCM về chính sách hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy. Bên cạnh đó, thành phố cũng huy động các doanh nghiệp nhà nước tại thành phố ưu tiên tuyển dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư, tạo điều kiện trưng dụng và khai thác hiệu quả nguồn lực".Với các cá nhân mong muốn tự khởi nghiệp, thông tin về các chế độ, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, chuyển đổi công việc, ông Nam cho hay, TP.HCM có chương trình hỗ trợ thúc đẩy vay vốn ưu đãi, hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh và kết nối với các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp. Ngoài ra, TP.HCM còn tăng cường thông tin, giới thiệu việc làm đến các cơ quan, đơn vị có nhu cầu tiếp nhận nhân sự. Đồng thời, tích cực phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp, các khu công nghiệp, khu công nghệ cao… để giới thiệu việc làm cho đội ngũ dôi dư sau sắp xếp.Còn cử tri Lý Kim Anh (Q.6) đề nghị TP.HCM sớm hoàn chỉnh hệ thống tổ chức bộ máy để đưa vào hoạt động và phục vụ người dân được liên tục, thuận lợi. Với những cán bộ tiếp tục công tác sau sắp xếp bộ máy, cử tri Kim Anh đề xuất chính quyền thành phố có giải pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.Về vấn đề này, ông Nguyễn Bắc Nam, Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM, cho biết hiện TP.HCM đã triển khai thực hiện hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy các đơn vị, cơ quan chuyên môn, đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp từ cấp thành phố đến quận, huyện và đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1.3.2025. Như vậy, trong quá trình tổ chức thực hiện, các hồ sơ, thủ tục vẫn được đảm bảo thông suốt và phục vụ tốt theo yêu cầu của người dân và doanh nghiệp."Hiện TP.HCM cũng đang tiếp tục chuẩn bị các dự thảo, đề án để thực hiện chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục sắp xếp một số tỉnh, thành, không tổ chức cấp huyện và tiếp tục sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã", ông Nam thông tin.Với các cán bộ còn tiếp tục công tác sau sắp xếp bộ máy, hiện TP.HCM tập trung thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ."TP.HCM đang xây dựng và triển khai đề án Xây dựng nền công vụ hiện đại, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của Trung ương là ngày càng hiện đại và hội nhập. Tiếp tục triển khai đề án về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên môn chuyên sâu và có tổ chức, giai đoạn 2026 - 2030. Năm 2025, thành phố sẽ tổ chức 55 lớp bồi dưỡng cho khoảng 32.000 cán bộ, công chức, kể cả trong và ngoài nước để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, phục vụ người dân", lãnh đạo Sở Nội vụ TP.HCM thông tin.Bên cạnh đó, TP.HCM cũng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chủ động sắp xếp, bố trí các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại cơ quan, đơn vị và cử nhân sự tham gia các lớp bồi dưỡng, đào tạo do Trung ương và thành phố tổ chức. Trong đó, ưu tiên đội ngũ cán bộ, công chức có tiếp nhận nhiệm vụ mới hoặc có chuyển đổi chức năng, nhiệm vụ là từ đơn vị này sang đơn vị khác.